Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mộc nhĩ đen vị ngọt, tính bình, có công dụng lương huyết chỉ huyết (làm mát và cầm máu), ích khí dưỡng huyết, nhuận phế ích vị, nhuận táo lợi tràng, thường được dùng làm thức ăn và làm thuốc cho những người mắc các chứng bệnh như xuất huyết (đại tiện ra máu do trĩ, kiết lỵ, đái ra máu, xuất huyết đáy mắt, rong kinh, băng lậu, ho ra máu…), táo bón, viêm dạ dày mạn tính thể vị âm bất túc, ho do phế táo, thiếu máu…
Mộc nhĩ đen: Người làm những ngành nghề có liên quan đến bông vải, sợi, đay… nên dùng nhiều mộc nhĩ đen, vì mộc nhĩ đen có tác dụng bài trừ chất sợi, khiến cho những chất sợi có hại này không thể tồn tại trong cơ thể. Chất keo thực vật trong mộc nhĩ đen có sức hút và kết dính cao, có thể hút thấm hết những tạp chất còn trong hệ tiêu hoá, giúp máu trở nên “sạch” hơn, đồng thời còn làm hạ cholesteron, phòng chống xơ cứng mạch máu.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản… Vì thế, đối với những người bị bệnh cao huyết áp, vữa xơ động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành,… mộc nhĩ là một trong những thực phẩm lý tưởng. Mặt khác, chất keo thực vật vốn có khá nhiều trong mộc nhĩ có tác dụng thu gom các bụi đất, tạp chất còn đọng lại trong đường tiêu hoá để cơ thể đào thải ra ngoài dễ dàng, góp phần làm sạch dạ dày và ruột. Mộc nhĩ còn có tác dụng chống loã hoá, kháng khuẩn, chống phóng xạ và ức chế một số chủng tế bào ung thư. Bởi thế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mộc nhĩ là một trong những thực phẩm có công năng trường thọ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét