Nấm Tươi Cười

CÁC LOẠI THẢO MỘC TỐT CHO NGƯỜI BÊNH TIM MẠNH

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

1 nhận xét
Trong bài viết ngày hôm nay namtuoicuoi.vn sẽ cung cấp đến với các bạn một số loại thảo mộc tốt cho người bệnh tim mạnh
Những người bị bệnh tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, suy tim, rối loạn nhịp tim…) bên cạnh việc sử dụng thuốc để trị liệu thì cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống thích hợp.
Qua các công trình nghiên cứu khoa học, người ta đã thấy rõ vai trò của thực phẩm thực vật trong việc phòng ngừa, chữa trị nhiều căn bệnh thời đại như: cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì, ung thư… Trong đó có năm nhóm thức ăn được chế biến từ các loài thảo mộc cơ bản như sau:


-  Các loại đậu: gồm có đậu nành (là nguồn cung cấp protein chủ yếu), kế đó là đậu phụng, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván, đậu hoà lan...
Đậu nành (đậu tương) và đậu phụng (lạc) vừa cung cấp chất đạm vừa cung cấp chất béo (dầu thực vật). Các nhà y học công nhận rằng trong dầu thực vật (đậu nành, đậu phụng, mè, hướng dương, oliu…) có chứa các acid béo không no.
Các acid béo không no có tác dụng làm tăng lượng cholesterol tốt (HDL) làm giảm cholesterol xấu (LDL), giúp mạch máu giữ được tính đàn hồi, không bị lão hoá, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ chức năng hoạt động của gan, chống lại các bệnh nhiễm trùng, giúp cơ thể làm chậm quá trình lão hoá, giúp da dẻ được mịn màng, tươi nhuận.
Các loại rau củ: là nguồn cung cấp nhiều chất khoáng vi lượng, nhiều loại vitamin, các chất xơ, các hoạt chất sinh học có ích cho sức khỏe. Đặc biệt, các loại rau có màu xanh đậm, các loại củ có màu vàng, vàng cam (cà rốt, bí đỏ, khoai lang…) là nguồn cung cấp dồi dào dưỡng chất beta caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A.
Các loại ngũ cốc: gồm có gạo, bắp, kê, lúa mì, lúa mạch, kiều mạch… Nhóm này cung cấp chất bột đường, một ít chất đam, các vitamin và chất xơ. Đây là nguồn glucid chủ yếu, tao năng lượng cho cơ thể hoạt động hằng ngày.
Các loại trái cây: Là nguồn cung cấp nhiều vitamin C, beta caroten, các chất đường, chất xơ, các chất khoáng vi lượng cần thiết cho sức khoẻ.
Các loại nấm ăn: gồm có nấm đông cô (nấm hương), nấm mộc nhĩ đen (nấm mèo), nấm mộc nhĩ trắng (truyết nhĩ), nấm rơm, nấm bào ngư, nấm kim chi, nấm mối… Đây là nguồn cung cấp nhiều loại chất khoáng, nhiều vitamin, chất xơ, hương vị ngọt (acid glutamic), nhiều hoạt chất sinh học giúp cơ thể phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, tiêu hoá có hiệu quả.
Để chọn lựa thực phẩm và cách thức chế biến, cách ăn uống tốt cho người bệnh tim mạch thì cần lưu ý:
- Chọn thực phẩm tươi, ruốc nấm, giò nấm  của nấm tươi cười để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chế biến hợp lý: không nấu rau quá lâu vì làm mất nhiều vitamin C và vitamin nhóm B. Tốt nhất nên để nước sôi mới cho rau vào, vừa chín là được. Không sử dụng dầu ăn đã chiên xào nhiều lần, có thể gây độc hại cho sức khoẻ.
- Ăn uống nên nhai kỹ để thức ăn được tiêu hoá sơ bộ ở miệng, sẽ làm cho việc tiêu hoá sau đó được tốt hơn, hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn.

- Cuối cùng, một bữa ăn có không khí vui vẻ, đầm ấm, thân thiện, có khung cảnh dễ chịu (ánh sáng, màu sắc, âm nhạc), có sự bày biện sạch sẽ, đẹp mắt, có hương vị hấp dẫn…sẽ làm đem lại sự sảng khoái và ngon miệng, làm tăng hiệu quả của việc ăn uống.

CHỮA BỆNH THẦN KỲ TỪ NẤM HƯƠNG

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

0 nhận xét

Trong bài viết ngày hôm nay namtuoicuoi.vn sẽ giới thiệu đến cho các bạn biết điều thần kỳ mà nấm hương mai lại. Nấm hương là món ăn ngon và được nhiều người ưa chuộng, bên cạnh đó nó còn có công dụng chữa bệnh vô cùng tốt.
Nấm hương được biết đến là một trong những loại thực phẩm phổ biến dùng trong nhiều món ăn của người Việt. Ngoài tác dụng làm thực phẩm, nấm hương cũng có tác dụng như một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh khá hiệu quả.
Gọi là nấm hương vì loại nấm này có mùi hương rất hấp dẫn. Ngoài ra nấm hương còn được gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tím, hương tẩm...

Nấm hương không chỉ là món ăn ngon, được nhiều người ưa chuộng mà còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm.

Phòng ung thư

Nguyên liệu: Nấm hương khô 15g, mộc nhĩ đen khô 15g, hải sâm 100g, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ.

Cách làm: Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân, thái chỉ.

Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được. Tác dụng: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Bổ thận tráng dương

Phương này có tác dụng bổ thận tráng dương, kích thích tiêu hóa. Thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.

Nguyên liệu: Nấm hương 100g, bồ dục lợn 2 đôi, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau, chế thêm gia vị là được.

Dùng cho viêm dạ dày, thiếu máu, sởi
Nấm hương cũng có tác dụng trong điều trị viêm dạ dày, thiếu máu. Sử dụng 100g nấm hương rửa sạch thái nhỏ kết hợp với  gạo tẻ,  thịt bò luộc thái lát , tất cả cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa sau một thời gian bệnh sẽ có dấu hiệu giảm dần.

Một số sản phẩm của chúng tôi từ nấm hương: Ruốc nấm, giò nấm...Các bạn có thể truy cập vào địa chỉ website: namtuoicuoi.vn  để xem thêm thông tin về sản phẩm.

Cách nấu lẩu nấm chay thực đơn ăn kiêng cho người béo

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

0 nhận xét
Trong bài viết này. namtuoicuoi.vn sẽ giới thiệu cho các bạn cách làm lẩu nấm chay. Thay vì ăn lẩu từ các loại thịt động vật như gà, vịt dễ ngấy sao bạn không thử đổi món lẩu nấm chay mùa đông hay mùa hè thưởng thức đều ngon. Cách nấu lẩu nấm chay không hề khó nhưng để được ngon cần 1 vài bí quyết nhỏ dưới đây.

Cách nấu lẩu nấm chay
Nguyên liệu chuẩn bị cho món lẩu nấm chay
Bởi vì đây là món lẩu nấm nên nguyên liệu chuẩn bị chủ yếu là nấm. Tùy vào sở thích của mỗi người mà có thể lựa chọn các loại nấm khác nhau như: nấm rơm, nấm linh chi, nấm đông cô tươi, nấm bào ngư..

Các loại nguyên liệu khác như: cải xanh, cà rốt, mía lau và nhiều loại rau xanh khác…
Các loại gia vị để chế biến món ăn như: đường, muối ăn, dầu ăn, nước tương và mì chính (bột ngọt)…

Các bước sơ chế nguyên liệu.
Bước 1: Với các loại nấm đã chuẩn bị cần cắt bỏ gốc và rửa sạch lại với nước. Thêm chút muối để diệt khuẩn tốt hơn. Tiếp đó, nấm sẽ được cắt cho vừa miệng ăn, đựng vào giá để ráo nước.
Bước 2: Tương tự các loại rau xanh đã chuẩn bị cần rửa sạch. Sau đó cắt thành từng miếng để sẵn vào bát.
Bước 3: Mía cắt khúc dài khoảng 10 cm, bổ dọc làm 4.
Lẩu ngon hay không yếu tố quyết định chính là nồi nước lẩu. Bí quyết để có nồi nước lẩu nấm chay ngọt, thanh cần thực hiện tuần tự theo các bước hướng dẫn dưới đây.

Các bước làm
Bước 1: Cho nước vào nồi và đun sôi. Tuyệt chiêu nấu nồi nước lẩu ngọt là cho mía và bắp vào đun cùng sau khi nồi nước lẩu sôi. Thời gian nấu trong khoảng nửa tiếng như vậy các chất ngọt từ mía và bắp sẽ được hòa quyện vào nồi nước lẩu.

Bước 2: Đừng vội cho khoai môn luôn vào nồi. Trước đó, cần chiên qua trên chảo nhưng nhớ không được rán chín sẽ không ngon và dai.

Bước 3: Sau 30 phút đun vớt bỏ mía và bắp ra. Sau đó, với cà rốt và khoai môn đã chiên sẵn cho vào nồi nấu, trong quá trình đun nêm gia vị cho vừa miệng ăn. Cách nấu lẩu nấm chay ngon hơn, đậm đà và lạ miệng có thể thêm chút nước tương.

Bước 4: Cuối cùng mọi người đã có nồi nước dùng rất ngon. Cả nhà quây quần bên nồi lẩu nghi ngút hơn và từ từ cho nấm, rau xanh nhúng vào nồi và thưởng thức giống như các món lẩu thông thường.

Lẩu nấm chay không gây béo, ăn có vị thanh thanh, giải nhiệt mùa hè, ấm bụng mùa đông. Biết được một số mẹo nhỏ về cách nấu lẩu nấm chay ngon tuyệt đã được bật bí ở trên bất cứ ai cũng có thể nấu ngon ngay từ lần đầu tiên. Và người thưởng thức ăn lần 1 lại muốn ăn thêm lần 2 và nhiều lần khác nữa.

Và sau đây là một số sản phẩm từ nấm của chúng tôi: Giò nấm, ruốc nầm. Để biết thêm thông tin về sản phẩm các bạn có thể gọi qua hotline để được tư vấn một cách tốt nhất: 0966612316 or 0966612319.


Cách phân biệt và bảo quản các loại nấm

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

0 nhận xét
Trong bài viết hôm nay namtuoicuoi.vn sẽ hướng dẫn cách bạn chọn và bảo quản nấm một cách tốt nhất. Các bạn chắc hẳn đều biết nấm là thực phẩm tự nhiên, cung cấp nhiều protein, lipid, đường và khoáng chất có lợi cho cơ thể.
Phân biệt một số loại nấm phổ biến hiện nay
Nấm hương: Hình như chiếc ô, màu nâu sậm, có thể dùng dưới dạng tươi hoặc dạng khô. Loại này được mệnh danh là vua các loài nấm vì mùi thơm đặc biệt hấp dẫn sau khi chế biến. Bên cạnh đó nấm hương còn có nhiều vitamin phù hợp để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể sau những buổi làm việc vất vả. Nấm có tác dụng điều hoà khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, trợ giúp tiêu hoá.



Nấm kim châm: Màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ. Nấm kim châm chứa nhiều vitamin, axít amin. Đặc biệt, chất lysine giúp cải thiện chiều cao, trí tuệ của trẻ em.
Nấm mỡ: Mũ tròn, chân ngắn, màu trắng. Nấm có tác dụng làm giảm lượng đường, cholesterol trong máu và phòng chống ung thư.
Nấm mèo (mộc nhĩ đen): Trông giống tai người, màu nâu sẫm hoặc đen, chứa nhiều protid, khoáng chất. Nó rất tốt với người cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não.
Nấm sò (bào ngư): Mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Thực phẩm này thích hợp với người bị rối loạn tiêu hoá, giúp phục hồi chức năng gan.

Cách chọn mua và bảo quản
Với nấm khô: Chọn loại chắc, không đứt gãy, không có vết mốc màu trắng. Nên mua ở những cơ sở có uy tín có địa chỉ rõ ràng.
Nấm tươi: Nên dùng trong mười hai giờ sau khi thu hái. Muốn giữ nấm lâu, sau khi mua về, bạn nhặt sạch rác, cắt bỏ phần gốc dính đất, rơm rạ. Sau đó, bạn chần chúng trong nước sôi khoảng một hai phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bạn cho nấm vào chậu, đổ nước vừa ngập rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp giữ thực phẩm tươi khoảng ba bốn ngày.


Loại khô: Nên để ở nơi thoáng mát, không cho vào túi nylon, buộc kín. Khi sử dụng, bạn ngâm chúng trong nước ấm mười phút để cánh nở hết rồi rửa sạch đất cát còn bám lại, cắt bỏ chân.

Và sau đây là một số sản phẩm của chúng tôi đang bán chạy trên thị trường: Ruốc nấmgiò nấm

6 LOẠI NẤM ĂN BỔ DƯỠNG CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

0 nhận xét
Trong họ nhà nấm thì có rất nhiều loại nấm ăn được. Hôm nay, Nấm Tươi Cười xin giới thiệu tới các bạn 10 loại nấm ăn thông dụng nhất tại Việt Nam, chứa nhiều hàm lượn dinh dưỡng, có thể phòng trị bệnh như tim mạch, tiểu đường, giải nhiệt,....

1. Nấm hương (nấm đông cô)
- Nấm hương hay còn gọi là nấm thơm, hay nấm đông cô,... được mệnh danh là "hoàng hậu thực vật" vì có hàm lượng dinh dưỡng cao tương đương với thịt.
- Nấm hương có tác dụng phòng chống ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể,  hỗ trợ điều trị tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu,... Đặc biệt thích hợp với người bị thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, cao huyết áp và trẻ em bị suy dinh dưỡng.
2. Nấm mèo (Mộc nhĩ đen)
- Nấm mèo giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm quá trình lão hóa. Vì vậy nên nấm mèo thường được chị em phụ nữ rất ưa chuộng để giữ lại vẻ đẹp thanh xuân cho mình.



3. Nấm mỡ
- Nấm mỡ có công dụng bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, tiêu thực. Đây là thực phẩm thích hợp cho những người chán ăn, mệt mỏi do tỳ vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, người viêm phế quản mạn, viêm gan mạn và mắc hội chứng suy giảm bạch cầu.
- Nấm mỡ rất giàu đạm, nguyên tố vi lượng và nhiều loại axit amin quý. Nó có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn ecoli.
4. Nấm rơm
- Nấm rơm là 1 loại nấm rât phổ biến ở Việt Nam, vì được trồng rất nhiều, khí hậu thời tiết thuận lợi để trồng loại nấm này, hơn nữa là đất nước ta chủ yếu là nông nghiệp lúa nước nên việc tận dụng rơm rạ thừa sau mỗi vụ mùa để người dân có thêm thu nhập cho gia đình.
- Nấm rơm tính mát, vị ngọt, có công dụng bổ tỳ, ích khí, thanh nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu. Nấm rơm chữa được các bệnh như: di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, tiểu tiện không tự chủ. Chữa cơ thể suy nhược, trí nhớ giảm sút, hỗ trợ chữa ung thư và một số bệnh truyền nhiễm. Đây là loại thực phẩm thần dược cho các quý ông đấy ạ. 
5. Nấm mối
- Mùa nấm mối thường bắt đầu là vào tháng 6 tới tháng 8, vì đây là khoảng thời gian thuận lợi để nấm mối phát triển tốt. Là loại thực phẩm dinh dưỡng có tác dụng tăng cường bảo vệ cơ thể, ức chế tối đa sự sinh trưởng và phát triển của virus gây bệnh.

6. Nấm sò (nấm bào ngư)
- Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm sò tươi còn có nhiều đặc tính của biệt dược, có khả năng phòng và chữa các bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu...; và đặc biệt là đã có một số công trình nghiên cứu còn cho rằng nấm bào ngư còn có khả năng chống bệnh ung thư

BÍ QUYẾT LÀM ĐẸP TỪ NẤM

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

0 nhận xét

Nhiều nghiên cứu khoa học và trải nghiệm thực tế đã chứng minh nấm là nguồn thực phẩm xanh tuyệt vời giúp duy trì sắc đẹp và nét thanh xuân.


Lựa chọn thông minh cho nhan sắc 
Sở hữu làn da không tỳ vết và vóc dáng thon gọn luôn là mong muốn của phái đẹp. Bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao và tìm kiếm hỗ trợ từ các bài thuốc quý, việc đưa các loại thực phẩm thiên nhiên vào thực đơn hàng ngày cũng là cách được nhiều chị em áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Bổ sung rau xanh, loại bỏ tinh bột, chất béo trong thực đơn hàng ngày là cách nhiều người hướng tới trong lối sống hiện đại. Trong khi nấu và chế biến, họ luộc, hấp thay vì nướng hay chiên xào. Đặc biệt, không thể không nhắc đến nấm - loại thực phẩm xanh gần gũi, có tác dụng chống lão hóa và gìn giữ nhan sắc cho phái đẹp.

Sự kết hợp giữa nấm và collagen
Bổ sung nấm vào khẩu phần ăn giúp thanh lọc cơ thể, tạo cảm giác thư thái và làm da dẻ mịn màng hơn. Một vài loại nấm tiêu biểu, bổ dưỡng cho da có thể kể đến như nấm gan bò mỹ vị với công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da hay nấm vị cua giúp trắng da, mát gan.

Ngoài ra, phái đẹp cũng nên bổ sung thêm collagen cho cơ thể để gìn giữ làn da căng mịn, tươi trẻ, rạng ngời như thời thiếu nữ.
Do đó, sự kết hợp giữa nấm và collagen trong thực đơn ăn uống góp phần gìn giữ nhan sắc cho phái đẹp. Am hiểu nhu cầu và mong muốn này, Ashima vừa ra mắt chương trình Nấm và Sắc đẹp năm thứ 5 với thực đơn đặc biệt từ nấm được thiết kế dành riêng cho phái đẹp. 

Tại namtuoicuoi.vn chúng tôi có các sản phẩm từ nấm đang được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Một số sản phẩm của chúng tôi  như: Nấm giò, ruốc nấm 

Bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ nấm hương

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

0 nhận xét
Nấm hương là món ăn ngon và được nhiều người ưa chuộng, bên cạnh đó nó còn có công dụng chữa bệnh vô cùng tốt.


Nấm hương được mệnh danh là "hoàng hậu thực vật", là "vua của các loại rau" (can thái chi vương) vì nấm hương là loại thực vật giàu protein nhất (12 - 14g protein/100g nấm hương khô, nhiều hơn bất cứ loại rau nào và có thể so sánh với lượng protein trong thịt).

Gọi là nấm hương vì loại nấm này có mùi hương rất hấp dẫn. Ngoài ra nấm hương còn được gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tím, hương tẩm...

Nấm hương không chỉ là món ăn ngon, được nhiều người ưa chuộng mà còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm.

Phòng ung thư

Nguyên liệu: Nấm hương khô 15g, mộc nhĩ đen khô 15g, hải sâm 100g, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ.
Cách làm: Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân, thái chỉ.
Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được. Tác dụng: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Bổ thận tráng dương

Phương này có tác dụng bổ thận tráng dương, kích thích tiêu hóa. Thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.
Nguyên liệu: Nấm hương 100g, bồ dục lợn 2 đôi, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau, chế thêm gia vị là được.

Ngoài ra các bạn có thể truy cập vào website namtuoicuoi.vn của chúng tôi để có thê xem thêm các sản phẩm từ nấm